Danh mục
Trang chủ
Giới thiệu
Giới thiệu
Liên hệ
Liên hệ
Tài khoản
Tài khoản
0

Chưa có sản phẩm trong giỏ hàng.

Cùng địa danh

TÀ XÙA- MÙA SĂN MÂY

TÀ XÙA- MÙA SĂN MÂY

Đi Tà Xùa – trong những năm gần đây đã trở thành địa điểm thu hút khách. Du lịch Tà…
8 CUNG ĐƯỜNG TÂY BẮC ĐẸP NAO LÒNG CHO PHƯỢT THỦ ĐƯỜNG DÀI

8 CUNG ĐƯỜNG TÂY BẮC ĐẸP NAO LÒNG CHO PHƯỢT THỦ ĐƯỜNG DÀI

Đông Tây Bắc luôn là điểm đến lý tưởng cho các phượt thủ bỡi những cung đường lãng mạn mà…
05 điều cần lưu ý khi đi du lịch Sapa

05 điều cần lưu ý khi đi du lịch Sapa

Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Sapa với nhiều sắc thái khác nhau đã đem đến…

Cùng phân loại

TÀ XÙA- MÙA SĂN MÂY

TÀ XÙA- MÙA SĂN MÂY

Đi Tà Xùa – trong những năm gần đây đã trở thành địa điểm thu hút khách. Du lịch Tà…
8 CUNG ĐƯỜNG TÂY BẮC ĐẸP NAO LÒNG CHO PHƯỢT THỦ ĐƯỜNG DÀI

8 CUNG ĐƯỜNG TÂY BẮC ĐẸP NAO LÒNG CHO PHƯỢT THỦ ĐƯỜNG DÀI

Đông Tây Bắc luôn là điểm đến lý tưởng cho các phượt thủ bỡi những cung đường lãng mạn mà…
05 điều cần lưu ý khi đi du lịch Sapa

05 điều cần lưu ý khi đi du lịch Sapa

Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, Sapa với nhiều sắc thái khác nhau đã đem đến…

Lễ hội truyền thống tại Ninh Bình

Ninh Bình với 74 lễ hội, trong số đó có nhiều lễ hội không chỉ thu hút sự tham gia của người dân bản địa mà còn hấp dẫn với khách du lịch trong nước và quốc tế. Các lễ hội ở Ninh Bình như chất xúc tác quan trọng góp phần phát triển du lịch. 
Lễ hội chùa Bái Đính 
Chùa Bái Đính với nhiều kỷ lục Việt Nam và cả Đông Nam Á, Lễ hội Chùa Bái Đính khai mạc vào ngày mùng 6 Tết và tiếp tục duy trì đến hết tháng 3 âm lịch.
Lễ hội Chùa Bái Đính Ninh Bình bao gồm 2 phần lễ và hội. Phần lễ diễn ra những nghi thức rước kiệu trang trọng và thắp hương thờ Phật, lễ tế thần Cao Sơn linh thiêng. Sau phần lễ, du khách có thể hòa mình vào những trò chơi dân gian sôi động hoặc lắng nghe những điệu ca trù, nghệ thuật chèo hay lối hát xẩm đậm bản sắc cố đô.
Tham khảo tour du lich Chùa Bái Đính – Tràng An tại đây
Lễ hội Trường Yên:
Hội được tổ chức vào ngày mồng 10 đến 13 tháng 3 âm lịch hàng năm tại xã Trường Yên, Huyện Hoa Lư (Cố đô Hoa Lư) để tưởng nhớ công đức vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành, bao gồm hai phần lễ và hội.
Phần Lễ: Tổ chức rước nước ở bến Trường Yên (sông Hoàng Long) và được tổ chức tế lễ rất trang nghiêm ở hai đền vua Đinh và vua Lê.
Phần Hội: Tổ chức diễn trò “Cờ lau tập trận”, thi viết chữ nho, cờ tướng, múa rồng, kéo chữ, thi Người đẹp văn hóa Hoa Lư…
Lễ hội đền Thái Vi:
Hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 3 âm lịch tại thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Đây là dịp để nhân dân Ninh Bình và nhân dân cả nước tưởng nhớ công lao các vua Trần – những người có công lớn với dân với nước.
Phần lễ được tiến hành dưới hai hình thức: rước kiệu và tế. Rước kiệu ở đền Thái Vi không chỉ có một đoàn, mà là trên 30 đoàn của các xã trong huyện Hoa Lư và trong tỉnh Ninh Bình. Sau phần rước kiệu là đến phần tế. Tế là nghi lễ quan trọng được tổ chức trước Đền.
Phần hội ở đền Thái Vi thực sự là phần vui chơi giải trí của nhân dân và những người đến dự hội, gồm các trò: múa lân, múa rồng, đánh cờ người, đấu vật, bơi thuyền ngoạn mục…
Lễ hội đền Địch Lộng:
Lễ hội được tổ chức vào hai ngày: mùng 6 và mùng 7 tháng 3 (âm lịch) tại chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn.
Phần lễ tổ chức dâng hương và lễ Phật theo nghi thức nhà Phật. Phần hội cũng tổ chức các trò chơi dân gian như: múa lân, múa rồng, cờ tướng, thi viết chữ nho…
Lễ hội Báo bản Nộn Khê:
Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng (âm lịch) hàng năm tại đình làng Nộn Khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô.
Phần lễ ngoài việc tổ chức tế, dâng hương tôn vinh công đức của các vị tiền bối lập ra làng xã, còn dâng hương tưởng nhớ, tỏ lòng biết ơn các liệt sỹ là con em của làng. Một nét độc đáo của lễ hội Báo bản là kính báo lên Thành Hoàng, các bậc tiên tổ về sự thành đạt, hiếu học của con em dân làng và những thành tích của làng đã đạt được trong năm cũ.
Phần hội cũng có những trò vui chơi giải trí như các lễ hội khác.
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ:
Lễ hội tổ chức vào 3 ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 (âm lịch) tại đền Nguyễn Công Trứ thuộc xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn. Ngày 13 tế yết cáo, ngày 14 tế chính kỵ, ngày 15 tế tạ. Hình thức tế theo phong tục tế lễ như các lễ hội khác.
Phần hội có các trò dân gian như: múa lân, đấu vật, thi bơi trải trên sông Ân…
Tham khảo đầy đủ các tour Ninh Bình tại đây

Tours dành cho bạn